Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Một nốt trầm xao xuyến/Tan biến trong hòa ca.

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Beijing Embraces Classical Fascism (Trung Quốc và chủ nghĩa phát xít cổ điển)

(TRUNG QUỐC VÀ CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT CỔ ĐIỂN - xem bản dịch phần dưới)
By Michael A. Ledeen
Posted: Tuesday, May 6, 2008

ARTICLES

Far Eastern Economic Review (May 2008)
Publication Date: May 1, 2008



In 2002, I speculated that China may be something we have never seen before: a mature fascist state. Recent events there, especially the mass rage in response to Western criticism, seem to confirm that theory. More significantly, over the intervening six years China's leaders have consolidated their hold on the organs of control--political, economic and cultural. Instead of gradually embracing pluralism as many expected, China's corporatist elite has become even more entrenched.


Even though they still call themselves communists, and the Communist Party rules the country, classical fascism should be the starting point for our efforts to understand the People's Republic. Imagine Italy 50 years after the fascist revolution. Mussolini would be dead and buried, the corporate state would be largely intact, the party would be firmly in control, and Italy would be governed by professional politicians, part of a corrupt elite, rather than the true believers who had marched on Rome. It would no longer be a system based on charisma, but would instead rest almost entirely on political repression, the leaders would be businesslike and cynical, not idealistic, and they would constantly invoke formulaic appeals to the grandeur of the "great Italian people," "endlessly summoned to emulate the greatness of its ancestors."


Substitute in the "great Chinese people" and it all sounds familiar. We are certainly not dealing with a Communist regime, either politically or economically, nor do Chinese leaders, even those who followed the radical reformer Deng Xiaoping, seem to be at all interested in treading the dangerous and uneven path from Stalinism to democracy. They know that Mikhail Gorbachev fell when he tried to control the economy while giving political freedom. They are attempting the opposite, keeping a firm grip on political power while permitting relatively free areas of economic enterprise. Their political methods are quite like those used by the European fascists 80 years ago.


The Chinese now enthusiastically, even compulsively, embrace the glories of China's long history.


Unlike traditional communist dictators--Mao, for example--who extirpated traditional culture and replaced it with a sterile Marxism-Leninism, the Chinese now enthusiastically, even compulsively, embrace the glories of China's long history. Their passionate reassertion of the greatness of past dynasties has both entranced and baffled Western observers, because it does not fit the model of an "evolving communist system."


Yet the fascist leaders of the 1920s and 1930s used exactly the same device. Mussolini rebuilt Rome to provide a dramatic visual reminder of ancient glories, and he used ancient history to justify the conquest of Libya and Ethiopia. Hitler's favorite architect built neoclassical buildings throughout the Third Reich, and his favorite operatic composer organized festivals to celebrate the country's mythic past.


Like their European predecessors, the Chinese claim a major role in the world because of their history and culture, not just on the basis of their current power, or scientific or cultural accomplishments. China even toys with some of the more bizarre notions of the earlier fascisms, such as the program to make the country self-sufficient in wheat production--the same quest for autarky that obsessed both Hitler and Mussolini.


To be sure, the world is much changed since the first half of the last century. It's much harder (and sometimes impossible) to go it alone. Passions for total independence from the outside world are tempered by the realities of today's global economy, and China's appetite for oil and other raw materials is properly legendary. But the Chinese, like the European fascists, are intensely xenophobic, and obviously worry that their people may turn against them if they learn too much about the rest of the world. They consequently work very hard to dominate the flow of information. Just ask Google, forced to cooperate with the censors in order to work in China.


Some scholars of contemporary China see the Beijing regime as very nervous, and perhaps even unstable, and they are encouraged in this belief when they see recent events such as the eruption of popular sentiment against the Tibetan monks' modest protests. That view is further reinforced by similar outcries against most any criticism of Chinese performance, from human rights to air pollution, and from preparations for the Olympic Games to the failure of Chinese quality control in food production and children's toys. The recent treatment of French retailer Carrefour at the hands of Chinese nationalists is a case in point. It has been publicly excoriated and shunned because France's President Nicolas Sarkozy dared to consider the possibility of boycotting the Olympics.


In all these cases, it is tempting to conclude that the regime is worried about its own survival, and, in order to rally nationalist passions, feels compelled to portray the country as a global victim. Perhaps they are right. The strongest evidence to support the theory of insecurity at the highest levels of Chinese society is the practice of the "princelings" (wealthy children of the ruling elites) to buy homes in places such as the United States, Canada and Australia. These are not luxury homes of the sort favored by wealthy businessman and officials from the oil-rich countries of the Middle East. Rather they are typically "normal" homes of the sort a potential 閙igr?might want to have in reserve in case things went bad back home.


Moreover, there are reasons to believe that eruptions of nationalist passion do indeed worry the regime, and Chinese leaders have certainly tamped down such episodes in the past. In recent days, the regime has even reached out to the Dalai Lama himself in an apparent effort to calm the situation, after previously enouncing the "Dalai clique" as a dangerous form of separatism and even treason.


The violent denunciations of Westerners who criticize Chinese repression may not be a sign of internal anxiety or weakness. They may instead be a sign of strength, a demonstration of the regime's popularity.


On the other hand, the cult of victimhood was always part of fascist culture. Just like Germany and Italy in the interwar period, China feels betrayed and humiliated, and seeks to avenge her many historic wounds. This is not necessarily a true sign of anxiety; it's an integral part of the sort of hypernationalism that has always been at the heart of all fascist movements and regimes. We cannot look into the souls of the Chinese tyrants, but I doubt that China is an intensely unstable system, riven by the democratic impulses of capitalism on the one hand, and the repressive practices of the regime on the other. This is a mature fascism, not a frenzied mass movement, and the current regime is not composed of revolutionary fanatics. Today's Chinese leaders are the heirs of two very different revolutions, Mao's and Deng's. The first was a failed communist experiment; the second is a fascist transformation whose future is up for grabs.


If the fascist model is correct, we should not be at all surprised by the recent rhetoric or mass demonstrations. Hitler's Germany and Mussolini's Italy were every bit as sensitive to any sign of foreign criticism as the Chinese today, both because victimhood is always part of the definition of such states, and because it's an essential technique of mass control. The violent denunciations of Westerners who criticize Chinese repression may not be a sign of internal anxiety or weakness. They may instead be a sign of strength, a demonstration of the regime's popularity. Remember that European fascism did not fall as the result of internal crisis--it took a bloody world war to bring it down. Fascism was so alarmingly popular neither Italians not Germans produced more than token resistance until the war began to be lost. It may well be that the mass condemnation of Western calls for greater political tolerance is in fact a sign of political success.


Since classical fascism had such a brief life span, it is hard to know whether or not a stable, durable fascist state is possible. Economically, the corporate state, of which the current Chinese system is a textbook example, may prove more flexible and adaptable than the rigid central planning that doomed communism in the Soviet Empire and elsewhere (although the travails of Japan, which also tried to combine capitalist enterprise with government guidance, show the kinds of problems China will likely face). Our brief experience with fascism makes it difficult to evaluate the possibilities of political evolution, and the People's Republic is full of secrets. But prudent strategists would do well to assume that the regime will be around for a while longer--perhaps a lot longer.


If it is a popular, fascist regime, should the world prepare for some difficult and dangerous confrontations with the People's Republic? Twentieth-century fascist states were very aggressive; Nazi Germany and fascist Italy were both expansionist nations. Is it not likely that China will similarly seek to enlarge its domain?


I believe the answer is "yes, but." Many Chinese leaders might like to see their sway extend throughout the region, and beyond. China's military is not so subtly preparing the capability to defeat U.S. forces in Asia in order to prevent intervention in any conflict on its periphery. No serious student of China doubts the enormous ambitions of both the leadership and the masses. But, unlike Hitler and Mussolini, the Chinese tyrants do not urgently need quick geographical expansion to demonstrate the glory of their country and the truth of their vision. For the moment, at least, success at home and global recognition of Chinese accomplishments seem to be enough. Since Chinese fascism is less ideological than its European predecessors, Chinese leaders are far more flexible than Hitler and Mussolini.


Nonetheless, the short history of classical fascism suggests that it is only a matter of time before China will pursue confrontation with the West. That is built into the dna of all such regimes. Sooner or later, Chinese leaders will feel compelled to demonstrate the superiority of their system, and even the most impressive per capita GDP will not do. Superiority means others have to bend their knees, and cater to the wishes of the dominant nation. Just as Mussolini saw the colonization of Africa and the invasion of Greece and the Balkans as necessary steps in the establishment of a new fascist empire, so the Chinese are likely to demand tribute from their neighbors--above all, the Chinese on the island nation of Taiwan, in order to add the recovery of lost territory to the regime's list of accomplishments. Even today, at a time when the regime is seeking praise, not tribute, in the run-up to the Olympic Games, there are bellicose overtones to official rhetoric.


The short history of classical fascism suggests that it is only a matter of time before China will pursue confrontation with the West.


How, then, should the democracies deal with China? The first step is to disabuse ourselves of the notion that wealth is the surest guarantor of peace. The West traded with the Soviet Union, and gave them credits as well, but it did not prevent the Kremlin from expanding into the Horn of Africa, or sponsoring terrorist groups in Europe and the Middle East. A wealthy China will not automatically be less inclined to go to war over Taiwan, or, for that matter, to wage or threaten war with Japan.


Indeed, the opposite may be true--the richer and stronger China becomes, the more they build up their military might, the more likely such wars may be. It follows that the West must prepare for war with China, hoping thereby to deter it. A great Roman once said that if you want peace, prepare for war. This is sound advice with regard to a fascist Chinese state that wants to play a global role.


Meanwhile, we should do what we can to convince the people of China that their long-term interests are best served by greater political freedom, no matter how annoying and chaotic that may sometimes be. I think we can trust the Chinese leaders on this one. Any regime as palpably concerned about the free flow of information, knows well that ideas about freedom might be very popular. Let's test that hypothesis, by talking directly to "the billion." In today's world, we can surely find ways to reach them.


If we do not take such steps, our risk will surely increase, and explosions of rage, manipulated or spontaneous, will recur. Eventually they will take the form of real actions.


(Michael A. Ledeen is the Freedom Scholar at AEI).

Bản dịch của BBC tiếng Việt:

Hồi năm 2002, tôi đã bình luận rằng Trung Quốc có thể đang trở thành một quốc gia phát xít chín muồi, điều mà chúng ta chưa từng được chứng kiến. Những sự kiện mới xảy ra tại đây, nhất là làn sóng công phẫn trước sự chỉ trích của phương Tây, dường như đang khẳng định chủ thuyết này.

Quan trọng hơn nữa, trong sáu năm qua, ban lãnh đạo Trung Quốc đã củng cố kiểm soát vị thế của họ tại các cơ quan đầu não trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa. Thay vì tiếp thu chủ nghĩa đa nguyên như nhiều người trông đợi, giới chóp bu nước này lại càng trở nên bảo thủ giáo điều.

Tuy họ vẫn tự mệnh danh là 'người cộng sản', để hiểu được nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chúng ta nên bắt đầu bằng chủ nghĩa phát xít cổ điển.

Hãy hình dung nước Ý, 50 năm sau cuộc cách mạng phát xít. Mussolini đã chết, thế nhưng nhà nước độc tài vẫn cầm quyền. Hệ thống nước này nay dựa chủ yếu vào đàn áp chính trị. Các nhà lãnh đạo không còn theo đuổi lý tưởng mà trở nên thực tế và hoài nghi. Họ thường xuyên hô hào về sự vinh quang của "dân tộc Ý vĩ đại" và kêu gọi noi gương tổ tiên. 

Phương pháp chính trị

Nay thay vào những dòng trên cụm từ "dân tộc Trung Quốc vĩ đại", ta sẽ thấy thật quen thuộc. Ban lãnh đạo Trung Quốc hiện nay không còn chí thú theo đuổi con đường gập ghềnh và nguy hiểm từ chủ nghĩa Stalin tới dân chủ nữa. 

Họ hiểu rằng Mikhail Gorbachev đã thất bại khi ông muốn kiểm soát nền kinh tế trong khi cho người dân quyền tự do chính trị rộng lớn hơn. 

Bởi vậy, họ muốn làm ngược lại: giữ chặt quyền lực chính trị trong khi cho phép làm ăn kinh doanh một cách tương đối tự do. Phương pháp chính trị của họ gần giống như những gì các chế độ phát xít Âu châu từng làm nhiều năm trước. 

Không giống như các lãnh đạo cộng sản truyền thống, thí dụ Mao Trạch Đông, người muốn đào tận gốc văn hóa cổ truyền để thay vào đó bằng chủ nghĩa Marxist Leninist; lãnh đạo Trung Quốc thời nay hào hứng nhắc tới ánh hào quang của lịch sử lâu đời. 

Các thủ lĩnh phát xít thời những năm 1920 và 1930 hành xử đúng y như vậy. Mussolini tái thiết thành Rome để tạo dựng lại sự huy hoàng của quá khứ cổ đại. Ông ta cũng lấy lịch sử cổ đại ra để bao biện cho việc xâm chiếm Libya và Ethiopia.

Hitler cho kiến trúc sư của mình xây các tòa nhà tân cổ điển trong suốt Đệ Tam Đế chế và bắt các nhà soạn nhạc tổ chức lễ hội để ngợi ca quá khứ huyền thoại của dân tộc. 

Cũng giống như những người tiền nhiệm châu Âu, người Trung Quốc đòi vị trí quan trọng trên thế giới vì lịch sử và văn hóa truyền thống, chứ không phải vì hiện trạng sức mạnh của họ. 

Thậm chí Trung Quốc còn thử nghiệm một số ý tưởng lạ lùng vốn nảy sinh từ thời kỳ đầu của chủ nghĩa phát xít, thí dụ chương trình tự cung tự cấp lúa mì mà cả Hitler và Mussolini từng có thời theo đuổi.

Thời thế đổi thay

Tất nhiên thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ đầu thế kỷ trước. Nay thật khó (và đôi lúc không thể) một mình một chiếu. Thế nhưng Trung Quốc, cũng giống như các nước phát xít châu Âu, đặc biệt lo sợ về ảnh hưởng của bên ngoài.

Họ sợ người dân sẽ quay lại chống chính phủ nếu có được nhiều thông tin về thế giới bên ngoài. Bởi vậy mà chính phủ cố sức kiểm soát nguồn thông tin vào trong nước.

Một số nhà nghiên cứu Trung Quốc nhận định rằng chính quyền Bắc Kinh lo sợ, thậm chí bất an. Điều này được minh chứng bằng phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc trước bất cứ chỉ trích nào hướng về mình, từ nhân quyền tới ô nhiễm không khí, từ việc chuẩn bị cho Olympics Bắc Kinh tới chất lượng hàng hóa xuất khẩu. 

Trong các trường hợp như vậy, dễ kết luận rằng chính phủ Trung Quốc đang lo lắng về sự sống còn của mình và để khuyếch trương các tình cảm dân tộc chủ nghĩa, họ phải quay sang mô tả nước này như nạn nhân của quốc tế.

Sự 'nạn nhân hóa' bản thân cũng là một phần trong văn hóa phát xít. Giống như Đức và Ý thời kỳ giữa các cuộc thế chiến, Trung Quốc cảm thấy bị phản bội và sỉ nhục, nên tìm cách trả thù cho các vết thương mà lịch sử gây ra.

Đây không nhất thiết là dấu hiệu bất an, mà là một chỉ dấu cho dạng chủ nghĩa dân tộc quá khích vốn luôn là trọng tâm của các phong trào và chính thể phát xít.

Chúng ta không thể nhìn vào tâm can các nhà độc tài Trung Quốc nhưng tôi không nghĩ rằng nước này là một hệ thống bất ổn bị chèn ép giữa sự thôi thúc của chủ nghĩa tư bản và thái độ trấn áp của nhà cầm quyền. 
Đây là chủ nghĩa phát xít đã vào độ chín muồi, chứ không phải một phong trào quần chúng cuồng khích.

Thế giới cần làm gì?

Liệu thế giới có nên chuẩn bị cho khả năng đối đầu khó khăn và nguy hiểm với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay không?

Các quốc gia phát xít thế kỷ thứ 20 có đặc điểm là rất hiếu chiến. Đức Quốc xã và phát xít Ý đều chủ trương bành trướng. Vậy liệu Trung Quốc có đang tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình hay không? 

Tôi tin rằng câu trả lời chính xác sẽ là: "Đúng vậy, nhưng...".

Nhiều lãnh đạo của Trung Quốc có thể muốn tầm kiểm soát của họ vượt qua phạm vi khu vực. Quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị sức mạnh để có thể đánh bật Hoa Kỳ tại Á châu nhằm phòng ngừa Mỹ can thiệp vào các xung đột ngoại vi.

Tuy nhiên, không giống như Hitler hay Mussolini, các lãnh đạo Trung Quốc chưa muốn mở rộng lãnh thổ địa lý một cách nhanh chóng để thể hiện sự vĩ đại của đất nước và thực chất viễn kiến của họ. 

Tạm thời, thành công ở trong nước cùng sự công nhận của quốc tế trước các thành tựu của Trung Quốc xem ra là đủ. Chủ nghĩa phát xít Trung Quốc ít tính tư tưởng hơn phát xít châu Âu và lãnh đạo Trung Quốc cũng mềm dẻo hơn Hitler hay Mussolini. 

Thế nhưng, lịch sử ngắn ngủi của chủ nghĩa phát xít cổ điển cho thấy rằng việc Trung Quốc tìm cách đối đầu với phương Tây chỉ là vấn đề thời điểm. Điều đó đã nằm trong gien di truyền của chính thể dạng này. 

Sớm muộn nhà cầm quyền Trung Quốc cũng sẽ cảm thấy nhu cầu phải thể hiện sự vượt trội của hệ thống, và ngay cả các thống kê đáng nể nhất về thu nhập quốc dân cũng sẽ không đủ. 

Sự vượt trội có nghĩa là các nước khác phải quỳ gối, phải cung phụng quốc gia thống trị. Giống như Mussolini nhìn việc thuộc địa hóa châu Phi, xâm chiếm Hy Lạp và vùng Balkan như các bước đi cần thiết để thiết lập một đế chế phát xít; Trung Quốc rồi cũng sẽ đòi các nước láng giềng, trước hết là người Hoa trên hòn đảo Đài Loan, phải thuần phục để bổ sung việc lấy lại các lãnh thổ bị mất vào danh sách các thành tựu của chế độ. 

Các nền dân chủ trên thế giới sẽ phải hành xử thế nào?

đầu tiên cần phải xóa đi quan niệm rằng của cải có thể bảo đảm hòa bình. Không chắc một nước Trung Quốc giàu có sẽ giảm ý muốn gây chiến với Đài Loan hay dọa dẫm Nhật Bản. 

Sự thực có thể là ngược lại: Trung Quốc càng giàu có, quân đội của họ càng mạnh thì khả năng chiến tranh là càng lớn.

Phương Tây cần chuẩn bị cho chiến tranh với Trung Quốc với hy vọng tránh được điều này. 

Trong khi đó, chúng ta cần làm những gì có thể để thuyết phục người dân Trung Quốc rằng tự do chính trị càng lớn thì quyền lợi lâu dài của họ càng được bảo đảm, cho dù nhiều khi có thể khó chịu và lộn xộn. 

Nếu chúng ta không làm những việc đó, nguy cơ chắc chắn sẽ tăng lên và các vụ bùng nổ giận dữ dù vô tình hay cố ý của Trung Quốc sẽ còn lặp lại. Dần dần, chúng sẽ biến thành hành động.

(Michael A. Ledeen hiện là chuyên gia về chính sách đối ngoại Hoa Kỳ tại Viện Nghiên cứu American Enterprise Institute for Public Policy Research).






Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Chủ nghĩa dân tộc lành mạnh, điểm tựa của Việt Nam

(trích đăng cuộc phỏng vấn trực tuyến giữa Vietnamnet và độc giả với GS.Joseph Nye, đăng ngày 13/01/2010) 

"Trung Quốc không thể đơn thương độc mã phát triển"

Độc giả Trịnh Bá Đường: Theo Giáo sư, phải chăng sức mạnh Mỹ đang bị đe dọa bởi Trung Quốc, một nền kinh tế đang lớn mạnh và ngày càng tỏ rõ ý muốn trở thành lãnh đạo mới của thế giới? Ngài có cho rằng Hoa Kỳ và các quốc gia khác, đặc biệt là các nước đang phát triển cần hành động để bảo vệ mình trước những ảnh hưởng của Trung Quốc? 

GS Joseph Nye: Sức mạnh của Trung Quốc rõ ràng đang tăng lên, tuy nhiên, việc gia tăng sức mạnh này đe dọa Mỹ thì chưa hẳn đã đúng. Sức mạnh của Mỹ lớn hơn Trung Quốc rất nhiều trong thập kỉ tới, cả về sức mạnh kinh tế lẫn sức mạnh quân sự và sức mạnh mềm. Tôi không nghĩ sự lớn mạnh của Trung Quốc đe dọa Mỹ.

Nếu Trung Quốc hành xử không đúng đắn, điều quan trọng là chúng ta có thể đứng lên phê bình, cảnh cáo Trung Quốc, nhưng chúng ta cần nhận thức rằng Trung Quốc không thể nào đơn thương độc mã trên con đường phát triển của mình. Muốn phát triển nhanh, mạnh, Trung Quốc cũng cần sự ủng hộ, hợp tác của thế giới. Cả Trung Quốc và thế giới đều hiểu rõ điều này. Mọi vấn đề đều có thể giải quyết thông qua đàm phán và thương lượng hòa bình. 

Độc giả Thủy Chung: Hiện nay, Trung Quốc rất tích cực thi hành "sức mạnh mềm". Ông đánh giá thế nào về hiệu quả thực sự của việc này, liệu có khoảng cách nào giữa thực chất và những gì được giới truyền thông thổi phồng không? 

GS Joseph Nye: Phát biểu trước Quốc hội Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào thẳng thắn cho biết nước này chủ trương tăng cường sức mạnh mềm bên cạnh sức mạnh kinh tế và quân sự. Thực tế, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược này như việc mở một loạt các viện nghiên cứu Khổng tử, thu hút sinh viên nước ngoài tới Trung Quốc. Đây là những bước đi mạnh mẽ để Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm của mình.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có vấn đề với sức mạnh mềm của mình. Trung Quốc có những hành xử bên ngoài không được lòng người, làm xấu đi hình ảnh của mình với thế giới: các hành xử ở Biển Đông, hành xử thiếu hợp tác tại Hội nghị biến đổi khí hậu Copenhagen vừa rồi, vấn đề nhân quyền... bị báo chí châu Âu và Trung Quốc lên tiếng chỉ trích.

Vì thế, hiệu quả thực chất của sức mạnh mềm Trung Quốc còn nhiều điều phải nói. Nhìn vào thăm dò dư luận thì thấy, sức mạnh mềm của Trung Quốc vẫn chưa thể so với Mỹ. 

"VN nên thúc đẩy tiếp cận đa phương để ứng phó với hành xử ông lớn của TQ"

Độc giả Trần Xuân Lý: Trung Quốc đang thực hiện học thuyết sức mạnh mềm để đẩy nhanh quá trình trở thành siêu cường. Tuy nhiên, với  các nước láng giềng, họ áp dụng nhiều sức mạnh cứng. Ông nhận xét thế nào? 

GS Joseph Nye: Trung Quốc cho thế giới thấy họ đang mở rộng sức mạnh mềm, đó là tự nhiên với những quốc gia có nhiều sức mạnh cứng, họ muốn hình ảnh của họ thân thiện và không gây họa với các nước láng giềng.

Tuy vậy, Trung Quốc mâu thuẫn trong thông điệp của họ. Ví dụ như việc Trung Quốc cư xử ông lớn với Việt Nam trên biển Đông hoặc gặp phải vấn đề nội bộ . Làm như thế, hình ảnh sức mạnh mềm của Trung Quốc bị tổn hại. Những nước láng giềng có thể tận dụng điểm yếu này để có vị thế và tiếng nói hợp lý hơn. 

Độc giả Đặng Thái Sơn: Hiện nay, giữa Việt Nam và Trung Quốc có những bất đồng trên Biển Đông. Vấn đề là Việt Nam muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc nhưng cũng phải bảo vệ chủ quyền. Việt Nam nên sử dụng sức mạnh cứng và mềm như thế nào để giải quyết vấn đề trên? 

GS Joseph Nye: Tôi nghĩ Việt Nam muốn quan hệ tốt với Trung Quốc. Trung Quốc là một nước lớn, một quyền lực lớn trong khu vực. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc có những cách cư xử như ông lớn, Việt Nam cũng cần có các tiếp cận đa phương, tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia khác nữa.

Việt Nam nên tận dụng vai trò của ASEAN mà Việt Nam là chủ tịch. Việt Nam nên đưa cuộc xung đột lên ASEAN, đa phương hóa nó. Khi đó, Trung Quốc sẽ thấy cái giá phải trả đắt hơn khi đó là xung đột song phương. 

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Có ý kiến cho rằng, hình ảnh Việt Nam cạnh Trung Quốc như cây nhỏ bị cớm nắng vì ở dưới cây lớn, làm sao để thoát khỏi bóng của tán cây bên trên? 

GS Joseph Nye: Việt Nam có vấn đề với nước láng giềng lớn Trung Quốc với dân số lớn hơn 10 lần. Điều nên làm là tranh thủ sự thông cảm của các nước láng giềng khác cũng như nhân dân thế giới bằng chính động thái của mình, bằng cách cởi mở với thế giới, cho phép tự do và phản biện trong nước, phát triển kinh tế thành công, quan hệ tốt với láng giềng. Đó là cách chứng tỏ Việt Nam đi đúng hướng. Khi đó, Việt Nam sẽ tranh thủ được sự cảm thông và ủng hộ của thế giới. Và sẽ khó cho Trung Quốc trong việc "phủ bóng" Việt Nam. 

"Giữ cân bằng bên trong khu vực"

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Triển vọng tương lai của châu Á trong thập kỉ tới như thế nào, thưa Giáo sư? 

GS Joseph Nye: Trong thập kỉ tới, châu Á vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, là đầu tầu của kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý còn nhiều khác biệt giữa các phần của châu Á rộng lớn, không phải là một châu Á thống nhất. Nhiều người nhìn thấy vẫn tồn tại sự đối đầu giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.  Sự phát triển của châu Á là điều sẽ diễn ra, nhưng còn nhiều việc phải làm để giữ cân bằng bên trong khu vực, giải quyết xung đột giữa các nước.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và Giáo sư Joseph Nye
Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Trong bối cảnh như vậy, vai trò của ASEAN trong khu vực như thế nào? 

GS Joseph Nye: Các nước Đông Nam Á không bao giờ có thể lớn bằng Trung Quốc. Lợi ích của các nước Đông Nam Á là làm việc cùng nhau để cân bằng với Trung Quốc. ASEAN ngày càng trở thành tổ chức quan trọng trong tương lai nếu các nước thành viên hợp tác chặt chẽ cùng nhau. 

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Với trình độ phát triển, xã hội còn khác nhau, các định chế còn lỏng lẻo, lại bị tác động mạnh, từ bên ngoài, ASEAN phải làm gì để xây dựng một ASEAN có tính gắn kết cao và trở thành một khối có sức mạnh và có vị trí với thế giới hôm nay? 

GS Joseph Nye: Nhìn vào các nước thành viên ASEAN, họ có tiềm năng đáng ghi nhận để đóng vai trò lớn hơn trên thế giới. Trong quá khứ, cũng có lúc ASEAN đã phát triển đạt mức tiềm năng của mình. Tuy nhiên, các nước thành viên cần nhìn nhận và xác định một lộ trình chung, hướng tới tương lai tốt đẹp hơn với vị thế lớn hơn. 

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Vậy ông có lời khuyên nào cho Việt Nam trong năm chủ tịch ASEAN 2010 này không? 

GS Joseph Nye: Tôi hi vọng Việt Nam sẽ là vị chủ tịch năng động của ASEAN, chủ động thúc đẩy các lộ trình hợp tác của tổ chức khu vực này. 

"Bêu danh để đổi cách ứng xử"

Độc giả Trung Hồ: Trung Quốc đang tận dụng quy mô, độ lớn của thị trường để tạo ra một sức mạnh mới làm sức ép, mặc cả với các nước khác hoặc không tôn trọng các cam kết như bảo hộ sở hữu trí tuệ. Vậy đây là dạng sức mạnh gì? 

GS Joseph Nye: Ngoài Trung Quốc, nhiều nước khác phản đối quan điểm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khắt khe của Mỹ. Họ cho rằng mình nên có quyền sử dụng các sản phẩm đó. Tuy nhiên, đó là sự không hợp lý và gây bất lợi cho hoạt động sáng tạo trên thế giới. Tôi cho rằng cần có thêm nhiều các cuộc trao đổi để thảo luận về vấn đề này và thực hiện trong khuôn khổ WTO. 

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Làm thế nào để ngăn chặn và trừng phạt các hành động làm tổn hại các thoả thuận và quy định quốc tế, làm phá vỡ sự công bằng của thế giới? 

GS Joseph Nye: Nhiều người đề xuất biện pháp chỉ tên, và làm xấu hổ. Nghĩa là, cảnh cáo để nước lớn nhìn nhận rằng việc họ sử dụng sức mạnh để bặt nạt nước khác, hay không thực hiện cam kết với tư cách cường quốc phải thấy xấu hổ và thay đổi cách làm. Đó là cách hay. Nhiều tổ chức trên thế giới cũng kêu gọi ủng hộ cho biện pháp chỉ đích danh và cảnh cáo này. 

"Tận dụng chủ nghĩa dân tộc lành mạnh"

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Hiện tồn tại tình trạng một số nước lớn đi liền với phát triển kinh tế là phát triển chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Ngăn chặn điều này như thế nào? 

GS Joseph Nye: CN dân tộc cực đoan nguy hiểm với thế giới, khi họ sử dụng sức mạnh để đe dọa láng giềng, nhưng phải tỉnh táo phân biệt CN dân tộc cực đoan khác với CN dân tộc lành mạnh hiện đại, khi mỗi người dân có quyền tự hào với dân tộc mình, từ đó mang lại sức mạnh và lòng can đảm cho người dân nước đó. Chúng ta phải cố gắng hạn chế chủ nghĩa dân tộc cực đoan, đồng thời khuyến khích chủ nghĩa dân tộc lành mạnh. 

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Theo ông thấy, người Việt Nam có chủ nghĩa dân tộc lành mạnh đó hay không? 

Giáo sư Joseph Nye
GS Joseph Nye: Việt Nam là một trong những ít nước có chủ nghĩa dân tộc lành mạnh, thể hiện qua cuộc đấu tranh của Việt Nam chống lại xâm lược của các nước lớn: Trung Quốc, Pháp, Mỹ... Việt Nam có chủ nghĩa dân tộc lành mạnh theo nghĩa như thế. Ngày nay Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng chủ nghĩa dân tộc lành mạnh đó cho sự phát triển của mình. 

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Đã hơn 1h trực tuyến, ông còn điều gì muốn chia sẻ với độc giả VietNamNet? 

GS Joseph Nye: Tôi rất vinh dự được đối thoại với độc giả VietNamNet. Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các câu hỏi thông minh, trí tuệ và thức thời. Đây là hình thức trao đổi rất hay và chúng ta nên phát triển thêm trong tương lai. 

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Ông nghĩ sao về ý tưởng thành lập một viện nghiên cứu phát triển, phổ biến và áp dụng sức mạnh mềm và sức mạnh thông minh tại Việt Nam và khu vực? 

GS Joseph Nye: Ý tưởng về việc thành lập một trung tâm nghiên cứu bao giờ cũng hay. Về mặt học thuật, tôi sẵn lòng chung tay hỗ trợ. 

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Sau hơn một giờ trực tuyến, hi vọng Giáo sư đã phần nào giải đáp được những câu hỏi của các bạn. Xin cảm ơn Giáo sư vì đã dành thời gian trong lịch trình làm việc bận rộn của mình cho độc giả VietNamNet và đã có cuộc đối thoại rất thú vị.

(theo Vietnamnet.vn)

* Về Giáo sư Joseph Nye: http://vi.wikipedia.org/wiki/Joseph_Nye 

 


Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Các điểm yếu chiến lược của Trung Quốc

(theo vitinfo.vn)

Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới và ngày một tăng cường tiềm năng quân sự của mình. Một số nhà phân tích cho rằng, đến năm 2020 lực lượng vũ trang Trung Quốc có khả năng giải quyết các nhiệm vụ mang tính toàn cầu, chứ không chỉ mang tính khu vực như hiện nay.

Tuy nhiên Trung Quốc có nhiều điểm yếu chiến lược quan trọng:

- Điểm yếu thứ nhất: Trung Quốc phải có một “không gian sống”. Để phát triển Trung Quốc phải sử dụng nguồn dự trữ từ bên ngoài để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Để không bị sụp đổ Trung Quốc phải không ngừng phát triển, và do đó sẽ tiêu thụ ngày càng nhiều nguồn dự trữ từ bên ngoài. Nếu ngừng phát triển quá trình đổ vỡ sẽ bắt đầu. Vì vậy Bắc Kinh cần rất nhiều thứ: đất nông nghiệp, nước, gỗ, dầu mỏ, kim loại, than đá, vv...

- Điểm yếu thứ hai: Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn cung cấp nguyên liệu và lương thực từ bên ngoài vì Trung Quốc thiếu tài nguyên và lương thực. Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào dầu nhập khẩu là 55%; và trong tương lai sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng cũng như lương thực sẽ ngày càng tăng lên. Nếu không có nguồn cung cấp từ bên ngoài thì chỉ trong vài tháng ở Trung Quốc sẽ bắt đầu xuất hiện nạn đói, các ngành công nghiệp ngừng hoạt động, và người Trung Quốc sẽ không có điện vì thiếu nhiên liệu.

- Điểm yếu thứ ba: Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào đồng đô la Mỹ, vì vậy Mỹ và Trung Quốc thường được gọi là "hai mặt của cùng một đồng tiền", còn Trung Quốc được gọi là "nhà máy" của Mỹ. Việc giảm nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ sẽ tự động làm sụt giảm nghiêm trọng nền kinh tế của Trung Quốc.

- Điểm yếu thứ tư: Trung Quốc còn chưa đủ khả năng kiểm soát các tuyến đường biển vận chuyển nguyên liệu và lương thực cung cấp cho Trung Quốc. Chỉ cần cắt đứt các tuyến đường biển này, ví dụ như bằng cách khống chế eo biển Malacca, hay tạo ra một cuộc “chiến tranh nhỏ” nào đó ở Indonesia hay Malaysia chẳng hạn, thì Trung Quốc sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Đó là chưa nói đến khả năng của lực lượng Hải quân Mỹ.

- Điểm yếu thứ năm: Hải quân Trung Quốc có thể bị "khóa" chặt trong vùng ven biển của Trung Quốc. Ở vùng này Mỹ có “tuyến phòng thủ thứ nhất” nối dài từ Hàn Quốc, Nhật Bản đến Đài Loan.

- Điểm yếu thứ sáu: Trung Quốc không có đồng minh thực sự, sẵn sàng chiến đấu vì họ. Bắc Triều Tiên và Pakistan chỉ là “những đồng minh” có điều kiện, “hữu nghị” với Trung Quốc chỉ vì lợi ích. Bắc Triều Tiên hầu như không có bạn, còn Pakistan “thân thiện” với Trung Quốc để chống lại Ấn Độ. Pakistan không có đồng minh trong thế giới Hồi giáo cũng như trong thế giới phương Tây. Trung Quốc cũng không còn là nước đứng đầu trong khối các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới.

- Điểm yếu thứ bảy: Trung Quốc coi các nước láng giềng hầu như là kẻ thù, hay ít nhất thì trong quá khứ cũng đã có những xung đột nghiêm trọng. Còn hiện tại Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Ấn Độ. Các nước láng giềng không thích sự phát triển nhanh chóng và sự gia tăng sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc. Tất cả các nước láng giềng ở phía Đông, phía Nam, phía Tây của Trung Quốc có đông dân số và lực lượng quân đội lớn. Quân đội Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ còn được trang bị vũ khí công nghệ cao.

Bản đồ Trung Quốc

- Điểm yếu thứ tám: Ở Trung Quốc có hai vùng rộng lớn muốn ly khai: Tây Tạng và Tân Cương - một vấn đề “đau đầu” của Trung Quốc. Các vùng này nằm giáp biên giới với Ấn Độ và Afghanistan. Tân Cương còn là vùng dầu mỏ và khí đốt (30% trữ lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt của Trung Quốc). Trung Quốc sẽ thiếu hụt năng lượng mạnh nếu vùng này ly khai. Vấn đề thiếu hụt năng lượng còn trở nên nghiêm trọng hơn nhiều, vì đường ống dẫn khí đốt từ Turkmenistan sang Trung Quốc đi qua vùng này.

Tri Tam
 

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Sức mạnh tổng hợp quốc gia (Comprehensive National Power - phần 2)

(Toàn bộ bài viết lấy từ nguồn: vitinfo.com.vn)

THỬ BÀN VỀ SỨC MẠNH CỦA TRUNG QUỐC


VIT - Năm nay Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai sau Mỹ. Sách "Giấc mơ Trung Quốc" nói Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc số 1 toàn cầu, sẽ lãnh đạo thế giới. Hải quân Trung Quốc với chương trình “Biển xanh” (Lam thuỷ) đang vươn ra phía Đông và phía Nam, gây lo ngại cho các nước liên quan... Vậy sức mạnh thực tế của Trung Quốc như thế nào, có phải cũng là thứ hai thế giới hay không? Đây là một vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm. 
A. Đánh giá sức mạnh quốc gia
Từ giữa thế kỷ XX các think-tank (tức tổ chức tư vấn, của tư nhân hoặc của nhà nước) phương Tây bắt đầu quan tâm điều tra nghiên cứu đánh giá và xếp hạng các nước lớn theo tiêu chí sức mạnh quốc gia hoặc sức mạnh tổng hợp của quốc gia (Comprehensive National Power, CNP).

Trong thời đại cạnh tranh toàn cầu, việc đánh giá và xếp hạng một nhóm người, nhóm đơn vị (công ty, doanh nghiệp ...), nhóm quốc gia theo tiêu chí nào đó đã trở nên rất quan trọng, và được dư luận quan tâm. Thí dụ hàng năm các tạp chí lớn thường lập bảng danh sách người giàu nhất hoặc người có ảnh hưởng lớn đối với một nước hoặc với thế giới, bảng xếp hạng các công ty ... Việc xếp hạng các quốc gia theo tiêu chí nhân quyền, tự do tôn giáo, tham nhũng ... thường gây tranh cãi lớn, chính phủ nước bị xếp hạng xấu thường phản ứng kịch liệt.

Sức mạnh cứng:  Sức mạnh quốc gia gồm phần cứng và phần mềm. Phần cứng (phần hữu hình) còn gọi là sức mạnh cứng chủ yếu gồm: - lãnh thổ (vị trí địa lý của quốc gia, tính quan trọng về giao thông, quân sự quốc tế; diện tích; địa hình, địa mạo); - tài nguyên thiên nhiên (đất đai, rừng, biển, nguồn nước, khoáng sản ...); - dân số (số lượng và chất lượng dân, cấu trúc dân cư như giới tính, độ tuổi bình quân, dân tộc, tôn giáo ...); - kinh tế, chủ yếu là GDP và cơ cấu kinh tế (tỷ lệ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, công nghiệp nặng, công nghiệp quân sự ...); - cơ sở hạ tầng như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, xây dựng đô thị; - khoa học kỹ thuật; - giáo dục v.v...
Sức mạnh mềm:  Phần mềm (phần vô hình) gồm: - chính quyền (có đại diện đa số dân, có hợp lòng dân, có thực hiện dân chủ, tự do, pháp trị, có tham nhũng ... hay không); - quan hệ đối ngoại với đa số các nước khác, cống hiến quốc tế; - văn hoá v.v...  Phần mềm này hiện nay thường được thay bằng khái niệm sức mạnh mềm, tức khả năng một quốc gia đạt được các mục tiêu của mình thông qua sự hấp dẫn một cách tự nhiên (thay vì ép buộc hoặc dụ dỗ) đối với các quốc gia hoặc dân tộc khác. Nói cụ thể, đó là sức hấp dẫn về văn hoá, chính trị, nghệ thuật, giá trị quan, sức cảm hoá và hấp dẫn của chế độ xã hội ...Thí dụ bạn thích đọc tiểu thuyết nước nào, thích xem phim nước nào, thích hát hoặc nghe bài hát nước nào, thích nghe hoặc chơi nhạc nước nào, hoặc bạn thích đọc báo, lấy thông tin từ nước nào, bạn tin vào quan điểm của báo chí nước nào trước một vấn đề thời sự phức tạp ... có nghĩa là nước ấy có sức thu hút bạn
Khái niệm sức mạnh mềm do Joseph Nye giáo sư ĐH Harvard đề xuất và phát triển từ đầu thập niên 90, tới nay đã nhận được sự tán đồng rộng rãi của nhiều học giả, nhiều nước. Chính quyền các nước đều hết sức coi trọng xây dựng, khai thác, phát huy, tận dụng sức mạnh mềm của nước mình nhằm tăng năng lực cạnh tranh về mọi mặt của quốc gia.
Các thinhk-tank thường nghiên cứu đánh giá sức mạnh quốc gia theo tiêu chuẩn và cách tính do họ đặt ra, nguồn tư liệu sử dụng cũng khác nhau, vì thế kết quả đánh giá xếp hạng thường khác nhau và chỉ có giá trị tham khảo; ta chỉ nên dựa vào kết quả của các think-tank có uy tín. 
Phương trình sức mạnh quốc gia: Có nhiều cách tính sức mạnh quốc gia. Đáng chú ý hơn cả có phương trình sức mạnh quốc gia của Ray Cline  (Ray Cline’s national power equation) đưa ra năm 1975, có mô tả toán học là tích số của sức mạnh vật chất với sức mạnh tinh thần:
P = (C+E+M) × (S+W)
trong đó P là sức mạnh quốc gia hiện có (chứ không phải tiềm lực); C (Critical Mass) là khối lượng tới hạn (thực thể cơ bản); E (Economic Capability) là sức mạnh kinh tế; M (Military Capability) là sức mạnh quân sự; S (Strategic Purpose) là mục tiêu chiến lược, tức sức mạnh tinh thần; W (Will to Pursue National Strategy) là ý chí theo đuổi chiến lược quốc gia. 
Cline cho rằng mấy yếu tố quan trọng nhất của sức mạnh quốc gia là lãnh thổ, số dân, sức mạnh kinh tế và sức mạnh khoa học kỹ thuật. 
Ý tưởng này về sau đã được nhiều think-tank dùng để tính toán sức mạnh quốc gia. Các học giả Trung Quốc cũng đưa ra nhiều cách tính cụ thể, đều có xét tới các yếu tố cơ bản nói trên. 
B. Kết quả đánh giá và xếp hạng sức mạnh quốc gia
1. Kết quả nghiên cứu điều tra của Quỹ Tự do và Hạnh phúc Hansun (Hansun Foundation for Freedom & Happiness, của Hàn Quốc) công bố tháng 8/2009. 
Đối tượng nghiên cứu là 20 nước công nghiệp. Các chỉ số sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia  được xem xét và cho điểm theo 7 phạm trù sức mạnh cứng: - nguồn tài nguyên cơ bản (đất đai và số dân), - quốc phòng, - kinh tế, - khoa học kỹ thuật, - giáo dục, - thông tin (information), - quản lý môi trường và 6 phạm trù sức mạnh mềm: - chính quyền, - chính sách, - ngoại giao, - văn hóa, - vốn xã hội, - phản ứng với các biến đổi vĩ mô.  Từ đó cho điểm sức mạnh tổng hợp từng quốc gia theo khung tối đa 100 điểm. Tuy khủng hoảng tài chính nhưng Mỹ vẫn xếp thứ nhất (69,15 điểm), đứng đầu 9 trong 13 phạm trù được xét, vượt xa các nước khác.  Do đông dân, đất rộng và giàu tài nguyên mà Trung Quốc xếp thứ hai về sức mạnh tổng hợp (54,73 điểm); riêng phạm trù chính trị, văn hóa và vốn xã hội thì xếp thứ nhất.  Những nước có sức mạnh tổng hợp trên 50 điểm là: Nhật (53,45), Anh (53,05), Đức (52,92), Pháp (52,16). Riêng Hàn Quốc xếp thứ 13 với 48,56 điểm.  
2. Kết quả nghiên cứu điều tra của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (think-tank lớn nhất Trung Quốc hiện nay) công bố ngày 24/12/2009 trong “Sách Vàng Tình hình quốc tế năm 2010”.  Đây là một công trình nghiên cứu công phu của tập thể đông đảo cán bộ các ngành nhằm xác định và xếp hạng sức mạnh quốc gia của 7 nước G7 và 4 nước khối BRIC – viết tắt tên của các nước Brazil, Russia (Nga), India (Ấn Độ), China (Trung Quốc). G7 hiện nay là khối quốc gia có nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. BRIC là khối quốc gia hiện chiếm 40% số dân thế giới, tăng trưởng kinh tế từ 4 tới 10%, tương lai sẽ là đầu tàu kinh tế thế giới. 
Viện KHXHTQ sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá gồm 5 nhân tố trực tiếp hình thành sức mạnh quốc gia là: 
- lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên, 
- số dân, 
- kinh tế, 
- quân sự, 
- khoa học kỹ thuật,
và 4 nhân tố ảnh hưởng là: 
- phát triển xã hội, 
- tính vững bền, 
- an ninh và chính trị trong nước, 
- đóng góp quốc tế. 
Sau khi tổng hợp xét các nhân tố nói trên, Sách Vàng đưa ra bảng xếp hạng sức mạnh tổng hợp của 11 nước nói trên. Thứ tự xếp hạng như sau: Mỹ, Nhật, Đức, Canada, Pháp, Nga, Trung Quốc, Anh, Ấn Độ, Ý, BrazilTrung Quốc, xếp thứ 7 về sức mạnh tổng hợp, thứ 2 về sức mạnh quân sự.
Sách Vàng nhận định: Mỹ là nước lớn siêu cường có ưu thế trên nhiều mặt, “không cùng một tầng nấc” với các nước khác. Mỹ đứng đầu về 4 chỉ tiêu kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật và cống hiến quốc tế; thứ 2 về chỉ tiêu tài nguyên thiên nhiên. Về cơ bản các chỉ tiêu khác của Mỹ cũng xếp trong nhóm hàng đầu. Nhưng Mỹ đạt số điểm khá thấp về 3 chỉ tiêu phát triển xã hội, tính bền vững và chính trị trong nước. 
Nước thứ hai là Nhật đứng hàng đầu trên nhiều chỉ tiêu, nhưng lại xếp ở vị trí rất thấp về 2 chỉ tiêu lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên, số dân; chỉ tiêu quân sự cũng ở nhóm cuối. Tuy vậy Sách Vàng nhấn mạnh: ở đây việc đánh giá thực lực quân sự “chỉ xét tới chỉ tiêu về lượng mà chưa xét nhân tố chất”; thực ra lực lượng quân sự Nhât có đặc điểm là ít mà tinh, “bởi vậy địa vị quân sự của Nhật trên thực tế nên ở vị trí cao hơn vị trí trong bảng”.  
Nga và Trung Quốc xếp ở vị trí trung bình (6 và 7). Trên nhiều chỉ tiêu, số điểm của hai nước này đều ở nửa cuối. Nga mạnh về lãnh thổ và tài nguyên, Trung Quốc mạnh về số dân.
Về chỉ tiêu quân sự, Mỹ, TQ, Nga xếp nhất, nhì, ba.  Mỹ là siêu cường nước lớn quân sự đích thực; chi phí quân sự của Mỹ bằng 130% tổng chi phí quân sự của 10 nước còn lại.  Nga đứng đầu về trang bị vũ khí, chủ yếu vì có số lượng trang bị vũ khí rất lớn, đặc biệt xe tăng có 22800 chiếc, xếp đầu bảng; trong khi đó Mỹ, Trung Quốc mỗi nước chỉ có hơn 7000 xe tăng.  Sức mạnh quân sự tổng hợp của Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ, đó là do Trung Quốc đạt số điểm cao về số lượng binh sĩ và trang bị vũ khí. Bảng xếp hạng này đã gây ra một cuộc tranh cãi sôi nổi về vị thế của Trung Quốc.
Nguyễn Hải Hoành

Sức mạnh tổng hợp quốc gia (Comprehensive National Power - phần 1)

(Trích đăng từ nguồn: http://vi.wikipedia.org)

SỨC MẠNH TỔNG HỢP QUỐC GIA

Sức mạnh tổng hợp quốc gia hay còn gọi là Thực lực quốc gia là một khái niệm trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, dùng để chỉ toàn bộ thực lực đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của một quốc gia bao gồm các nhân tố vật chất (phần cứng); tinh thần (phần mềm); ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế.

Khái niệm này được nghiên cứu một cách có hệ thống ở phương Tây từ cuối thế kỷ 19 nhưng chủ yếu mới theo phương pháp định tính. Những nghiên cứu định lượng mới được đưa ra trong thập niên 1960, thập niên 1970 và ngày càng trở nên quan trọng đối với các chính trị gia, chiến lược gia, các nhà nghiên cứu. Thời gian gần đây, Trung Quốc rất quan tâm tập trung nghiên cứu lĩnh vực này.

I. Các nhân tố cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia

1. Lãnh thổ

    Vị trí địa lý: là yếu tố trọng yếu của địa chính trị gồm các khía cạnh chính là vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa lý giao thông, vị trí địa lý quốc phòng. Vị trí địa lý, đặc biệt là vị trí giao thông và vị trí quốc phòng có ý nghĩa xác định tầm quan trọng của một quốc gia trong quan hệ với các nước khác và giữa các nước khác với nhau, đặc biệt là giữa các cường quốc.
    Diện tích lãnh thổ là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, quốc phòng, diện tích càng lớn thì nhìn chung càng có điều kiện để phát triển kinh tế, thực hiện các giải pháp đa dạng trong quốc phòng. Đương nhiên diện tích lãnh thổ phải tính đến các điều kiện về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên.
    Địa hình, địa mạo cũng tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho phát triển kinh tế hoặc tổ chức quốc phòng (địa hình đồi núi hay bình nguyên, sa mạc, có biển hay không có biển...).

2.  Tài nguyên thiên nhiên

    Tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng trọng yếu và lâu dài đối với một quốc gia, nó bao gồm đất đai, khoáng sản, rừng, biển, nguồn nước, nguồn năng lượng tự nhiên. Tài nguyên thiên nhiên đã và đang là trung tâm của những cuộc tranh giành, thậm chí xung đột giữa các quốc gia đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt; khoáng sản kim loại; nước và những nguyên tố hiếm phục vụ kỹ thuật, quốc phòng. Do tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên vốn đang bị cạn kiệt mà nhiều lãnh thổ trước đây vốn ít được quan tâm như Bắc Cực, Nam Cực gần đây đã trở thành trung tâm chú ý của các quốc gia.

3.  Dân số
    Số lượng nhân khẩu: là nhân tố sản xuất cũng như cấu thành tầm quan trọng của một quốc gia, các quốc gia đông dân đều gây được sự chú ý trong quan hệ quốc tế như Trung Quốc, Ấn Độ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dân số phải đạt đến một mức nhất định mới có thể đảm bảo cho sự phát triển an toàn, bền vững của quốc gia.
    Chất lượng và cấu trúc dân số: chất lượng dân số là nhân tố đảm bảo cho số lượng nhân khẩu phát huy tác dụng. Chất lượng dân số là tố chất công dân, trình độ giáo dục, tình trạng sức khỏe, nền tảng đạo đức, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, quân sự... và tinh thần dân tộc. Cấu trúc dân số là các khía cạnh về giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc, tôn giáo. Cấu trúc dân số hợp lý, thuần nhất sẽ tạo thuận lợi cho quốc gia phát huy sức mạnh tổng hợp. 

4.  Kinh tế
    Thực lực kinh tế được coi là yếu tố cấu thành cơ bản của sức mạnh tổng hợp quốc gia. Ảnh hưởng của kinh tế đến sức mạnh tổng hợp quốc gia được xem xét trên hai yếu tố chính là quy mô kinh tế (GDP) và cơ cấu kinh tế.
    Kinh tế hậu thuẫn cho xây dựng nền quốc phòng: quyết định quy mô và trang bị kỹ thuật, khí tài chiến tranh của quân đội. Chi tiêu cho quốc phòng của các quốc gia hầu hết đều rất tốn kém cả về quy mô lẫn tỷ trọng so với GDP. Chiến tranh hiện đại có sức phá hoại cũng như mức tiêu hao ngày càng lớn do vậy chỉ có thực lực kinh tế hùng mạnh mới đảm bảo cho tiến hành chiến tranh đạt kết quả.
    Bản thân thực lực kinh tế là nhân tố đảm bảo vị trí quốc tế của một quốc gia. Trong lịch sử, đặc biệt là lịch sử cận đại và hiện đại, các cường quốc có vai trò chi phối chính trị quốc tế đều là những nước có tiềm lực kinh tế hùng mạnh. Thực lực kinh tế cũng là biểu hiện đồng thời cũng là một nhân tố của năng lực cạnh tranh quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.


5.  Giao thông, thông tin liên lạc
     Giao thông vận tải và thông tin liên lạc vừa là hạ tầng của nền kinh tế trong hòa bình vừa là hạ tầng để tiến hành chiến tranh trong thời chiến. Nó đảm bảo cho con người, hàng hóa và tin tức lưu thông thông suốt trong nền kinh tế, quân đội, khí tài chiến tranh, đảm bảo hậu cần trong chiến tranh cũng như thu thập các thông tin một cách đầy đủ, kịp thời để ra quyết định. Trong điều kiện hiện nay, vai trò của thông tin ngày càng trở nên quan trọng và nhiều khi quyết định thành bại trong cả kinh tế lẫn tiến hành chiến tranh. 

6.  Chất lượng của chính phủ:
    Bản chất chính trị của chính phủ: chính phủ đại diện cho giai cấp, tầng lớp nào trong xã hội, có đại diện cho đông đảo người dân của quốc gia hay không. Bản chất chính trị của chính phủ cũng được xem xét trên hai mặt đối nội và đối ngoại, một chính phủ có hợp lòng dân, hợp với các giá trị, xu thế của thế giới hay không ảnh hưởng đến vị thế quốc gia và thành bại trong chiến tranh vì chiến tranh là một sự tiếp nối của chính trị.
    Trình độ luật hóa, dân chủ hóa của chính phủ: yếu tố này thể hiện ở mức độ hoàn thiện của hệ thống luật pháp trên các mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp, mức độ công khai, dân chủ và quyền lợi chính trị của người dân trong các cuộc bầu cử.
    Cơ cấu và hiệu quả điều hành của chính phủ: thể hiện ở việc sắp xếp tổ chức bộ máy chính phủ, cơ chế vận hành, hoạt động của chỉnh phủ. Bộ máy chính phủ quan liêu, cồng kềnh hay gọn nhẹ, nhạy bén, có hiệu quả quyết định hiệu lực quản lý của chính phủ.


7.  Sức mạnh quân sự
    Sức mạnh quân sự luôn là yếu tố cơ bản được tính đến trong chính sách quan hệ quốc tế và chính trị quốc tế. Sức mạnh quân sự là yếu tố then chốt trong chiến tranh và là yếu tố có tính chất răn đe khi không có chiến tranh. Sức mạnh quân sự thể hiện ở các mặt: số lượng và chất lượng quân đội; năng lực chỉ huy; trình độ lý luận quân sự và trang thiết bị, khí tài quân sự đặc biệt là những vũ khí có sức hủy diệt lớn. 

8.  Quan hệ đối ngoại
    Quan hệ đối ngoại bao gồm nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, ngoại giao, quốc phòng, văn hóa ...Những nguyên tắc và kết quả của chính sách đối ngoại ảnh hưởng đến tương quan, vị thế của quốc gia đặc biệt là ngoại giao quốc phòng, nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh tổng hợp quốc gia. 

9.  Khoa học công nghệ
    Khoa học công nghệ thể hiện ở các khám phá, phát minh, sáng chế; trình độ ứng dụng. Nó là nhân tố có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển nhờ tăng năng suất lao động đồng thời ảnh hưởng đến việc chế tạo, sử dụng các vũ khí, khí tài chiến tranh công nghệ cao, hiệu suất lớn.

II. Phương pháp tính sức mạnh tổng hợp quốc gia

1.  Phương pháp của Ray Cline

Ray Cline (Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và Viện nghiên cứu quốc tế của Đại học Georgetown, Mỹ) đưa ra công thức tính sức mạnh tổng hợp quốc gia như sau:

Pp = (C+E+M) × (S+W), trong đó:

C (Country): thực thể cơ bản gồm dân số và lãnh thổ.
E (Economy): thực lực kinh tế gồm GDP và cơ cấu kinh tế.
M (Military): thực lực quân sự bao gồm lực lượng hạt nhân chiến lược và lực lượng chính quy.
S (Strategy): ý đồ chiến lược do lãnh đạo quốc gia vạch ra.
W (Will): ý chí của toàn dân đối với ý đồ chiến lược do lãnh đạo quốc gia vạch ra.

Mỗi tham số sẽ được tính điểm và giá trị cao nhất của Pp mà một quốc gia có thể đạt được là 1000 thì:

Pp/1000 = (C/100 + E/200 + M/200) × (S+W)

Cách tính điểm của mỗi tham số như sau:
    C: tối đa 100 điểm, trong đó dân số 50 và diện tích lãnh thổ 50. Dân số có các mức 15, 50 và 200 triệu người, dưới 15 triệu không được tính điểm, 200 triệu được điểm tối đa 50 còn trên 200 triệu hoặc từ 15 đến dưới 200 triệu bị trừ điểm. Diện tích lãnh thổ từ 8 triệu km vuông trở lên được điểm tối đa 50, dưới 200 nghìn km vuông không được tính điểm, trong khoảng còn lại sẽ xếp theo các thang bậc.
    E: tối đa 200 điểm trong đó GDP (thường tính theo sức mua tương đương) 100 điểm và cơ cấu kinh tế 100 điểm; Mỹ coi là đạt điểm tối đa 200, các quốc gia khác xếp sau theo thang bậc. Các nước có GDP từ 10 tỷ USD trở xuống không được tính điểm. Cơ cấu kinh tế chia ra 5 lĩnh vực: năng lượng, khai khoáng, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, mỗi lĩnh vực 20 điểm; từng lĩnh vực nếu sản xuất đủ đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc có thể xuất khẩu thì được 20 điểm, phải nhập khẩu bị trừ điểm (trừ tối đa 5 điểm).
    M: gồm lực lượng hạt nhân chiến lược (100 điểm) và lực lượng quân đội chính quy (100 điểm). Mỹ cũng được coi là đạt điểm tối đa 200, các quốc gia khác xếp sau theo tương quan với Mỹ.

Như vậy tổng các nhân tố thuộc phần cứng tối đa là 500 điểm, các yếu tố phần mềm chính là hệ số để sức mạnh phần cứng được phát huy. 

    S: ý đồ chiến lược thể hiện tập trung nhất lợi ích cơ bản của quốc gia thì được hệ số tối đa (1), ý đồ chiến lược được chi thành hai phương diện phòng thủ và tấn công, mỗi thứ 0,5. Nếu yếu tố truyền thống (chiến thắng trong nhiều cuộc chiến tranh..), tinh thần dân tộc cao thì được cộng thêm vào hệ số, ngược lại sẽ bị trừ bớt đi.
    W: sự ủng hộ của người dân tối đa là 1, được chia nhỏ thành mức độ đồng tâm nhất trí của cả dân tộc, trình độ và hiệu lực của chính phủ và mức độ quan tâm của số đông người dân đối với lợi ích và chiến lược quốc gia, mỗi tham số 0,33. 

Ứng dụng phương pháp này và sử dụng số liệu năm 2006, thì sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam là 88 (trên 1000 điểm).

2.  Phương pháp của Nhật Bản
Phương pháp này cũng tương tự phương pháp của Cline nhưng có khác một vài tham số:

Pp = (C+E+M)(G+D), trong đó: 

C: thực thể cơ bản ngoài dân số và lãnh thổ, tính thêm tài nguyên thiên nhiên.
E: thực lực kinh tế ngoài GDP và cơ cấu kinh tế, tính thêm GDP bình quân đầu người và mức tăng trưởng kinh tế.
M: thực lực quân sự giống như phương pháp của Cline.
G: năng lực chính trị đối nội.
D: năng lực chính trị đối ngoại.

Như vậy, các yếu tố phần cứng được bổ sung so với Cline còn hệ số phần mềm là ý đồ chiến lược cùng với sự ủng hộ của dân chúng được thay thế bằng năng lực chính trị đối nội và đối ngoại. 

3.  Các phương pháp khác 
Sức mạnh tổng hợp quốc gia = N(L+P+I+M), trong đó: 

N: năng lực vũ khí hạt nhân.
L: diện tích lãnh thổ.
I: quy mô công nghiệp.
M: quy mô quân đội.

Sức mạnh tổng hợp quốc gia = \sqrt{P^{3}}ZI, trong đó:
P: dân số.
Z: sản xuất năng lượng.
I: sản xuất thép.

Công thức của Hoàng Thạc Phong và Đinh Phong Tuấn (Trung Quốc)
Sức mạnh tổng hợp quốc gia = KHαSβ, trong đó:

K: hệ thống phối hợp quốc gia.
H: các yếu tố phần cứng.
α: hệ số phần cứng.
S: các yếu tố phần mềm.
β: hệ số phần mềm.  

Các nhân tố phần cứng, phần mềm tính toán tương tự các phương pháp khác, hệ số α, β phụ thuộc hai yếu tố cơ bản: quốc gia thuộc loại phát triển hay đang phát triển và quốc gia có chiến tranh, mất ổn định hay hòa bình, ổn định.

Sức mạnh tổng hợp của một số quốc gia theo một cách tính của Trung Quốc


Quốc gia Điểm và thứ hạng năm 2000 Điểm và thứ hạng dự báo năm 2020
Mỹ 241 (1) 192 (2)
Nhật Bản 184 (2) 228 (1)
Đức 162 (3) 164 (3)
Pháp 141 (4) 157 (4)
Ý 125 (6)
151 (5)
Anh 116 (7) 115 (8)
Canada 92 (9) 81 (10)
Úc 71 (11) 62 (12)
Nam Phi 34 (16) 30 (16)
Nga 131 (5) 108 (9)
Trung Quốc 102 (8) 118 (7)
Ấn Độ 53 (13) 57 (13)
Indonesia 37 (15) 40 (15)
Hàn Quốc 87 (10) 124 (6)
Brasil 69 (12) 80 (11)
Mexico 49 (14) 52 (14)
Ai Cập 26 (17) 21 (17)


III. Các vấn đề phát sinh khi phân tích sức mạnh tổng hợp quốc gia

    Quan niệm về các yếu tố cấu thành sức mạnh tổng hợp quốc gia cũng như tầm quan trọng của chúng tương đối khác nhau do vậy các phương pháp định lượng cho kết quả cũng khác, thậm chí rất khác nhau. Một số phương pháp tính nêu trên cho thấy có phương pháp coi trọng sức mạnh của vũ khí hạt nhân, có phương pháp coi trọng sản xuất thép và năng lượng... Nhiều yếu tố thay đổi nhanh theo thời gian, ví dụ vị trí chiến lược của một quốc gia trong thời kỳ này có thể được đánh giá cao nhưng trong thời kỳ khác lại không còn được đánh giá cao nữa.
    
    Các yếu tố phần mềm (tinh thần) mặc dù đã được xác định bằng các tiêu chí cụ thể để có thể định lượng được nhưng vẫn rất khó đo lường một cách chính xác và phụ thuộc nhiều vào quan điểm về giá trị. 

(theo wikipedia tiếng Việt)

 
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

Viewers come from..

free counters