(theo vitinfo.vn)
Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, trở thành
cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới và ngày một tăng cường tiềm năng quân
sự của mình. Một số nhà phân tích cho rằng, đến năm 2020 lực lượng vũ trang
Trung Quốc có khả năng giải quyết các nhiệm vụ mang tính toàn cầu, chứ không
chỉ mang tính khu vực như hiện nay.
Tuy nhiên Trung Quốc có nhiều điểm yếu chiến lược quan trọng:
- Điểm yếu thứ nhất: Trung Quốc phải có một “không gian sống”. Để phát triển Trung Quốc phải sử dụng nguồn dự trữ từ bên ngoài để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Để không bị sụp đổ Trung Quốc phải không ngừng phát triển, và do đó sẽ tiêu thụ ngày càng nhiều nguồn dự trữ từ bên ngoài. Nếu ngừng phát triển quá trình đổ vỡ sẽ bắt đầu. Vì vậy Bắc Kinh cần rất nhiều thứ: đất nông nghiệp, nước, gỗ, dầu mỏ, kim loại, than đá, vv...
- Điểm yếu thứ hai: Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn cung cấp nguyên liệu và lương thực từ bên ngoài vì Trung Quốc thiếu tài nguyên và lương thực. Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào dầu nhập khẩu là 55%; và trong tương lai sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng cũng như lương thực sẽ ngày càng tăng lên. Nếu không có nguồn cung cấp từ bên ngoài thì chỉ trong vài tháng ở Trung Quốc sẽ bắt đầu xuất hiện nạn đói, các ngành công nghiệp ngừng hoạt động, và người Trung Quốc sẽ không có điện vì thiếu nhiên liệu.
- Điểm yếu thứ ba: Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào đồng đô la Mỹ, vì vậy Mỹ và Trung Quốc thường được gọi là "hai mặt của cùng một đồng tiền", còn Trung Quốc được gọi là "nhà máy" của Mỹ. Việc giảm nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ sẽ tự động làm sụt giảm nghiêm trọng nền kinh tế của Trung Quốc.
- Điểm yếu thứ tư: Trung Quốc còn chưa đủ khả năng kiểm soát các tuyến đường biển vận chuyển nguyên liệu và lương thực cung cấp cho Trung Quốc. Chỉ cần cắt đứt các tuyến đường biển này, ví dụ như bằng cách khống chế eo biển Malacca, hay tạo ra một cuộc “chiến tranh nhỏ” nào đó ở Indonesia hay Malaysia chẳng hạn, thì Trung Quốc sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Đó là chưa nói đến khả năng của lực lượng Hải quân Mỹ.
- Điểm yếu thứ năm: Hải quân Trung Quốc có thể bị "khóa" chặt trong vùng ven biển của Trung Quốc. Ở vùng này Mỹ có “tuyến phòng thủ thứ nhất” nối dài từ Hàn Quốc, Nhật Bản đến Đài Loan.
- Điểm yếu thứ sáu: Trung Quốc không có đồng minh thực sự, sẵn sàng chiến đấu vì họ. Bắc Triều Tiên và Pakistan chỉ là “những đồng minh” có điều kiện, “hữu nghị” với Trung Quốc chỉ vì lợi ích. Bắc Triều Tiên hầu như không có bạn, còn Pakistan “thân thiện” với Trung Quốc để chống lại Ấn Độ. Pakistan không có đồng minh trong thế giới Hồi giáo cũng như trong thế giới phương Tây. Trung Quốc cũng không còn là nước đứng đầu trong khối các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới.
- Điểm yếu thứ bảy: Trung Quốc coi các nước láng giềng hầu như là kẻ thù, hay ít nhất thì trong quá khứ cũng đã có những xung đột nghiêm trọng. Còn hiện tại Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Ấn Độ. Các nước láng giềng không thích sự phát triển nhanh chóng và sự gia tăng sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc. Tất cả các nước láng giềng ở phía Đông, phía Nam, phía Tây của Trung Quốc có đông dân số và lực lượng quân đội lớn. Quân đội Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ còn được trang bị vũ khí công nghệ cao.
Tuy nhiên Trung Quốc có nhiều điểm yếu chiến lược quan trọng:
- Điểm yếu thứ nhất: Trung Quốc phải có một “không gian sống”. Để phát triển Trung Quốc phải sử dụng nguồn dự trữ từ bên ngoài để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Để không bị sụp đổ Trung Quốc phải không ngừng phát triển, và do đó sẽ tiêu thụ ngày càng nhiều nguồn dự trữ từ bên ngoài. Nếu ngừng phát triển quá trình đổ vỡ sẽ bắt đầu. Vì vậy Bắc Kinh cần rất nhiều thứ: đất nông nghiệp, nước, gỗ, dầu mỏ, kim loại, than đá, vv...
- Điểm yếu thứ hai: Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nguồn cung cấp nguyên liệu và lương thực từ bên ngoài vì Trung Quốc thiếu tài nguyên và lương thực. Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào dầu nhập khẩu là 55%; và trong tương lai sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng cũng như lương thực sẽ ngày càng tăng lên. Nếu không có nguồn cung cấp từ bên ngoài thì chỉ trong vài tháng ở Trung Quốc sẽ bắt đầu xuất hiện nạn đói, các ngành công nghiệp ngừng hoạt động, và người Trung Quốc sẽ không có điện vì thiếu nhiên liệu.
- Điểm yếu thứ ba: Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào đồng đô la Mỹ, vì vậy Mỹ và Trung Quốc thường được gọi là "hai mặt của cùng một đồng tiền", còn Trung Quốc được gọi là "nhà máy" của Mỹ. Việc giảm nhu cầu tiêu dùng tại Mỹ sẽ tự động làm sụt giảm nghiêm trọng nền kinh tế của Trung Quốc.
- Điểm yếu thứ tư: Trung Quốc còn chưa đủ khả năng kiểm soát các tuyến đường biển vận chuyển nguyên liệu và lương thực cung cấp cho Trung Quốc. Chỉ cần cắt đứt các tuyến đường biển này, ví dụ như bằng cách khống chế eo biển Malacca, hay tạo ra một cuộc “chiến tranh nhỏ” nào đó ở Indonesia hay Malaysia chẳng hạn, thì Trung Quốc sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Đó là chưa nói đến khả năng của lực lượng Hải quân Mỹ.
- Điểm yếu thứ năm: Hải quân Trung Quốc có thể bị "khóa" chặt trong vùng ven biển của Trung Quốc. Ở vùng này Mỹ có “tuyến phòng thủ thứ nhất” nối dài từ Hàn Quốc, Nhật Bản đến Đài Loan.
- Điểm yếu thứ sáu: Trung Quốc không có đồng minh thực sự, sẵn sàng chiến đấu vì họ. Bắc Triều Tiên và Pakistan chỉ là “những đồng minh” có điều kiện, “hữu nghị” với Trung Quốc chỉ vì lợi ích. Bắc Triều Tiên hầu như không có bạn, còn Pakistan “thân thiện” với Trung Quốc để chống lại Ấn Độ. Pakistan không có đồng minh trong thế giới Hồi giáo cũng như trong thế giới phương Tây. Trung Quốc cũng không còn là nước đứng đầu trong khối các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới.
- Điểm yếu thứ bảy: Trung Quốc coi các nước láng giềng hầu như là kẻ thù, hay ít nhất thì trong quá khứ cũng đã có những xung đột nghiêm trọng. Còn hiện tại Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Ấn Độ. Các nước láng giềng không thích sự phát triển nhanh chóng và sự gia tăng sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc. Tất cả các nước láng giềng ở phía Đông, phía Nam, phía Tây của Trung Quốc có đông dân số và lực lượng quân đội lớn. Quân đội Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ còn được trang bị vũ khí công nghệ cao.
Bản đồ Trung Quốc |
- Điểm yếu thứ tám: Ở Trung Quốc có hai vùng rộng lớn muốn ly khai: Tây Tạng và
Tân Cương - một vấn đề “đau đầu” của Trung Quốc. Các vùng này nằm giáp biên
giới với Ấn Độ và Afghanistan. Tân Cương còn là vùng dầu mỏ và khí đốt (30% trữ
lượng dầu mỏ và 34% trữ lượng khí đốt của Trung Quốc). Trung Quốc sẽ thiếu hụt năng
lượng mạnh nếu vùng này ly khai. Vấn đề thiếu hụt năng lượng còn trở nên nghiêm
trọng hơn nhiều, vì đường ống dẫn khí đốt từ Turkmenistan sang Trung Quốc đi
qua vùng này.
Tri Tam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét