Muốn thấy điều gì đang xảy ra với nền kinh tế trong thời điểm hiện tại, cần bắt đầu bằng thông tin về việc tháng 2 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11 về "những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội".
Như vậy là có thể thấy rằng, Chính phủ đã chính thức thừa nhận lạm phát đang gây ra tác động xấu cho xã hội, và việc cần làm là phải kiểm soát lạm phát.
Lạm phát thường được hiểu là sự mất giá đồng tiền quốc gia, khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng tới đời sống xã hội và gây đình trệ hoạt động sản xuất (do giá nguyên liệu và sử dụng vốn đầu vào tăng cao). Ở nước ta lạm phát đang diễn ra khiến dân nghèo, người làm công ăn lương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thuộc khối tư nhân .... phải nếm mùi khó khăn. Người dân đang phải chi nhiều VND hơn cho cùng một loại nguyên liệu, hàng hóa và dịch vụ cần cho sản xuất và tiêu dùng hàng ngày. Những bác có của thì tìm cách chuyển sang nắm giữ ngoại tệ, kim loại quý (như vàng) hoặc tài sản có giá khác (như bất động sản) để giữ lấy giá trị tài sản của mình. Điều ấy càng tác động vào sự mất giá của VND, đẩy giá cả nguyên liệu, hàng hóa và dịch vụ lên cao thêm.
Lạm phát là vấn đề của kinh tế vĩ mô, mà quản lý kinh tế vĩ mô là vai trò của Nhà nước. Như vậy Nhà nước, cụ thể là Chính phủ, là những bác phải chịu trách nhiệm đầu tiên trong việc để xảy ra lạm phát.
Khách quan mà nói, trong bối cảnh hiện nay thì tình hình thế giới cũng đang có tác động xấu đến Việt Nam, góp phần làm cho giá cả trở nên đắt đỏ. Giá dầu và giá vàng thế giới thời điểm này đang ở mức cao (những bất ổn về chính trị trong nước của mấy bác xuất khẩu dầu mỏ khiến người ta sợ nguồn dầu không được cung ứng ổn định, kéo giá dầu tăng; những bất ổn của kinh tế thế giới mấy năm vừa qua khiến người ta quay ra trú ẩn vào việc nắm giữ vàng, kéo giá vàng tăng). Việt Nam đã hội nhập với thế giới, quy luật "bình thông nhau" khiến Việt Nam cũng chịu những tác động này. Khi giá năng lượng đầu vào (xăng dầu, điện...) tăng cao, sẽ đẩy giá đầu ra tăng theo. Khi giá vàng tăng cao, người cung cấp có xu hướng neo giá hàng hóa dịch vụ theo giá vàng để giữ lấy giá trị thu nhập của mình, điều ấy cũng khiến giá cả thị trường tăng theo (cái này có được các bác Chính phủ nêu tại Nghị quyết 11 ở trên).
Còn về vai trò điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, thì cũng tại Nghị quyết số 11, các bác Chính phủ đã "thanh minh" rằng: do phải "nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế", thành ra (có thể hiểu) là các bác đã chấp nhận để xảy ra lạm phát trong thời gian trước đây. Ở đây có thể hiểu chính sách tiền tệ nôm na là sự tăng hay giảm lượng tiền lưu thông trong xã hội (thông qua công cụ lãi suất ngân hàng), chính sách tài khóa nôm na là sự tăng hay giảm đầu tư, chi tiêu công và tăng hay giảm thuế của Chính phủ. Túm lại 2 chính sách này đều được sử dụng làm công cụ để bơm hay hút tiền trong nền kinh tế. Việc "nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế" thời gian trước đây nghĩa là các bác Chính phủ muốn nới lỏng việc cho vay vốn, rồi tăng cường đầu tư, chi tiêu công ... để nhằm mục đích bơm tiền cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh trong xã hội, kích thích tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh đó, lượng tiền được bơm ra xã hội sẽ nhiều hơn, hệ quả là sẽ gây ra lạm phát ở mức độ nào đó. Nếu điều hành tốt, ở trạng thái lý tưởng thì tăng trưởng sẽ vượt trên lạm phát, đồng thời lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức thấp. Như vậy, ý đồ của các bác Chính phủ trước đó là chấp nhận lạm phát để có được sự tăng trưởng.
Nay các bác Chính phủ đã phải quay sang ưu tiên kiểm soát lạm phát, đề ra chính sách an sinh nhằm xoa dịu xã hội. Như thế nghĩa là các bác đã chấp nhận hi sinh mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn, hay có thể nói, mục tiêu tăng trưởng đang tạm thời không phải là ưu tiên số một.
Vậy là các bác Chính phủ đã gặp phải vấn đề trong việc bơm tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu ưu tiên cho tăng trưởng trong thời gian trước đây.
Có lẽ các đối tượng được bơm tiền đã không hấp thụ, đã không "tiêu hóa" tốt nguồn vốn, nhằm chuyển hóa hiệu quả nguồn vốn ấy vào hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế đất nước.
Thế là tiền đã không đẻ ra tiền...
Ngược lại, tiền đã gây ra lạm phát...
Vậy ai là người đã được ưu đãi sử dụng những đồng tiền ấy mà không mang lại hiệu quả cho đất nước.... Cái này các bác Chính phủ hiểu rõ nhất.
Dân nhiều người cũng hiểu, nhưng dân không nắm quyền điều hành kinh tế.
Thôi thì mong cái vận số của đất nước nó sáng sủa, dân hết lòng vì nước, nước sáng suốt vì dân, thì mới đỡ khổ, mới mở mày mở mặt lên được.
Như vậy là có thể thấy rằng, Chính phủ đã chính thức thừa nhận lạm phát đang gây ra tác động xấu cho xã hội, và việc cần làm là phải kiểm soát lạm phát.
Lạm phát thường được hiểu là sự mất giá đồng tiền quốc gia, khiến giá cả tăng cao, ảnh hưởng tới đời sống xã hội và gây đình trệ hoạt động sản xuất (do giá nguyên liệu và sử dụng vốn đầu vào tăng cao). Ở nước ta lạm phát đang diễn ra khiến dân nghèo, người làm công ăn lương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp thuộc khối tư nhân .... phải nếm mùi khó khăn. Người dân đang phải chi nhiều VND hơn cho cùng một loại nguyên liệu, hàng hóa và dịch vụ cần cho sản xuất và tiêu dùng hàng ngày. Những bác có của thì tìm cách chuyển sang nắm giữ ngoại tệ, kim loại quý (như vàng) hoặc tài sản có giá khác (như bất động sản) để giữ lấy giá trị tài sản của mình. Điều ấy càng tác động vào sự mất giá của VND, đẩy giá cả nguyên liệu, hàng hóa và dịch vụ lên cao thêm.
Lạm phát là vấn đề của kinh tế vĩ mô, mà quản lý kinh tế vĩ mô là vai trò của Nhà nước. Như vậy Nhà nước, cụ thể là Chính phủ, là những bác phải chịu trách nhiệm đầu tiên trong việc để xảy ra lạm phát.
Khách quan mà nói, trong bối cảnh hiện nay thì tình hình thế giới cũng đang có tác động xấu đến Việt Nam, góp phần làm cho giá cả trở nên đắt đỏ. Giá dầu và giá vàng thế giới thời điểm này đang ở mức cao (những bất ổn về chính trị trong nước của mấy bác xuất khẩu dầu mỏ khiến người ta sợ nguồn dầu không được cung ứng ổn định, kéo giá dầu tăng; những bất ổn của kinh tế thế giới mấy năm vừa qua khiến người ta quay ra trú ẩn vào việc nắm giữ vàng, kéo giá vàng tăng). Việt Nam đã hội nhập với thế giới, quy luật "bình thông nhau" khiến Việt Nam cũng chịu những tác động này. Khi giá năng lượng đầu vào (xăng dầu, điện...) tăng cao, sẽ đẩy giá đầu ra tăng theo. Khi giá vàng tăng cao, người cung cấp có xu hướng neo giá hàng hóa dịch vụ theo giá vàng để giữ lấy giá trị thu nhập của mình, điều ấy cũng khiến giá cả thị trường tăng theo (cái này có được các bác Chính phủ nêu tại Nghị quyết 11 ở trên).
Còn về vai trò điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, thì cũng tại Nghị quyết số 11, các bác Chính phủ đã "thanh minh" rằng: do phải "nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế", thành ra (có thể hiểu) là các bác đã chấp nhận để xảy ra lạm phát trong thời gian trước đây. Ở đây có thể hiểu chính sách tiền tệ nôm na là sự tăng hay giảm lượng tiền lưu thông trong xã hội (thông qua công cụ lãi suất ngân hàng), chính sách tài khóa nôm na là sự tăng hay giảm đầu tư, chi tiêu công và tăng hay giảm thuế của Chính phủ. Túm lại 2 chính sách này đều được sử dụng làm công cụ để bơm hay hút tiền trong nền kinh tế. Việc "nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế" thời gian trước đây nghĩa là các bác Chính phủ muốn nới lỏng việc cho vay vốn, rồi tăng cường đầu tư, chi tiêu công ... để nhằm mục đích bơm tiền cho hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh trong xã hội, kích thích tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh đó, lượng tiền được bơm ra xã hội sẽ nhiều hơn, hệ quả là sẽ gây ra lạm phát ở mức độ nào đó. Nếu điều hành tốt, ở trạng thái lý tưởng thì tăng trưởng sẽ vượt trên lạm phát, đồng thời lạm phát vẫn được kiểm soát ở mức thấp. Như vậy, ý đồ của các bác Chính phủ trước đó là chấp nhận lạm phát để có được sự tăng trưởng.
Nay các bác Chính phủ đã phải quay sang ưu tiên kiểm soát lạm phát, đề ra chính sách an sinh nhằm xoa dịu xã hội. Như thế nghĩa là các bác đã chấp nhận hi sinh mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn, hay có thể nói, mục tiêu tăng trưởng đang tạm thời không phải là ưu tiên số một.
Vậy là các bác Chính phủ đã gặp phải vấn đề trong việc bơm tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu ưu tiên cho tăng trưởng trong thời gian trước đây.
Có lẽ các đối tượng được bơm tiền đã không hấp thụ, đã không "tiêu hóa" tốt nguồn vốn, nhằm chuyển hóa hiệu quả nguồn vốn ấy vào hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo ra giá trị mới cho nền kinh tế đất nước.
Thế là tiền đã không đẻ ra tiền...
Ngược lại, tiền đã gây ra lạm phát...
Vậy ai là người đã được ưu đãi sử dụng những đồng tiền ấy mà không mang lại hiệu quả cho đất nước.... Cái này các bác Chính phủ hiểu rõ nhất.
Dân nhiều người cũng hiểu, nhưng dân không nắm quyền điều hành kinh tế.
Thôi thì mong cái vận số của đất nước nó sáng sủa, dân hết lòng vì nước, nước sáng suốt vì dân, thì mới đỡ khổ, mới mở mày mở mặt lên được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét